Khi nhắc đến mùa hè Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay tới Hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh, kem đá bào, và hẳn nhiên, không thể thiếu được hình ảnh của chiếc chuông gió (Furin) vô cùng long lanh, với những âm thanh độc đáo.
Lật lại những trang tranh truyện Doraemon, chúng mình rất dễ nhận ra những chiếc chuông gió luôn hiện hữu trong nhà của Nobita và các bạn. Tác gia Fujiko đã quá khéo trong việc lồng ghép văn hóa Nhật Bản qua từng trang vẽ. Vậy chiếc chuông gió ấy đóng vai trò như thế nào đối với người dân Nhật Bản?
Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ 6, những chiếc chuông này được sử dụng rộng rãi tại các chùa chiền ở nơi đây. Sau này, chuông gió du nhập vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chuông gió được du nhập vào khoảng thế kỷ XII. Chiếc chuông gió đầu tiên được sản xuất vào thời Edo. Ở Nhật Bản, điểm bán nhiều chuông gió Furin nhất là trước cổng đền Kawasaki-Daishi. Đây cũng là nơi tổ chức lễ hội chuông gió thường niên vào tuần thứ ba của tháng 7.
Tiền thân của furin được cho là một loại chuông có tên là Futaku (nghĩa là Chuông treo) đã từng được dùng trong chùa đạo Phật ở Trung Quốc và cũng có trong thời kỳ Kamakura (1912 – 1933). Nhiều người dân dưới thời Muromachi (Chiến quốc – 1336 đến 1573) đã thích nghe tiếng furin.
Ở Nhật, Furin truyền thống được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ, hoặc ở phía ngoài, dưới mái hiên. Để đón gió và nâng cao tiếng rung tuyệt đẹp đó, mỗi chiếc Furin có một mảnh giấy cứng treo bên dưới.
Dưới mỗi chiếc chuông có treo một mảnh giấy, gọi là Tanzaku. Trên Tanzaku có thể là những lời chúc may mắn, cầu bình an, có thể là những bài thơ ngắn như thơ Hai-ku 17 âm tiết hoặc thơ Wa-ka 31 âm tiết.